Đề bài: Phân tích tác phẩm Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Ngô Thì Nhậm: Một Nho sĩ toàn tài có đóng góp to lớn, tích cực cho triều đại Tây Sơn

- Chiếu cầu hiền là tác phẩm được sáng tác nằm mục đích kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước

II. Thân bài

1. Quy luật xử thế của người hiền và mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử

- Mở đâu là một hình ảnh so sánh: “Người hiền như sao sáng trên trời”: nhấn mạnh, đề cao vai trò của người hiền

- “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần”: quy luật tự nhiên ⇒ khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời.

- Khẳng định:“Nếu như che mất … người hiền vậy”: Người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi

⇒ Hiền tài như sao sáng, cần phải ra sức giúp thiên tử trị vì, nếu không là trái quy luật, đạo trời

⇒ Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, cách đặt vấn đề hấp dẫn, có sức thuyết phục

2. Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

a. Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà :

- Khi thời thế suy vi:

    + Mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng

    + Ra làm quan: sợ hãi, im lặng như bù nhìn hoặc làm việc cầm chừng

    + Một số “ra biển vào sông”: ẩn đi mỗi người một phương

⇒ Sử dụng hình ảnh lấy từ kinh điển Nho gia hoặc mang ý nghĩa tượng trưng: Tạo cách nói tế nhị, châm biếm nhẹ nhàng; thể hiện kiến thức sâu rộng của người cầu hiền

- Khi thời thế đã ổn định: “chưa thấy có ai tìm đến” ⇒ Tâm trạng của vua Quang Trung, niềm khắc khoải mong chờ người hiền ra giúp nước

- Hai câu hỏi tu từ liên tiếp “Hay trẫm ít đức…vương hầu chăng”: Thôi thúc, khiến người nghe tự suy ngẫm

⇒ Cách nói khiêm tốn nhưng thuyết phục, tác động vào nhận thức của các hiền tài buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử

b. Thực trạng và nhu cầu của thời đại

- Tình hình đất nước hiện tại:

    + Buổi đầu dựng nghiệp nên triều chính chưa ổn định

    + Biên ải chưa yên

    + Dân chưa hồi sức sau chiến tranh

    + Đức của vua chưa nhuần thấm khắp nơi

⇒ Cái nhìn toàn diện sâu sắc: triều đại mới tạo lập, mọi việc đang bắt đầu nên còn nhiều khó khăn

- Nhu cầu thời đại: hiền tài phải ra trợ giúp nhà vua

    + Sử dụng hình ảnh cụ thể “Một cái cột…trị bình”: Đề cao và khẳng định vai trò của hiền tài

    + Dẫn lời Khổng Tử “Suy đi tính lại…hay sao”: Khẳng định sự tồn tại của nhân tài trong nước

⇒ Đưa ra kết luận người hiền tài phải ra phục vụ hết mình cho triều đại mới

⇒ Quang Trung là vị vua yêu nước thương dân, có tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ. Lời lẽ: khiêm nhường, chân thành, tha thiết nhưng cũng kiên quyết, có sức thuyết phục cao

3. Con đường để hiền tài cống hiến cho đất nước:

- Cách tiến cử những người hiền tài:

    + Mọi tầng lớp đều được dâng thư bày tỏ việc nước

    + Các quan được phép tiến cử người có tài nghệ.

    + Những người ở ẩn được phép dâng sớ tự tiến cử.

⇒ Biện pháp cầu hiền đúng đắn, thiết thực và dễ thực hiện

- “Những ai … tôn vinh”: lời kêu gọi, động viên mọi người tài đức ra giúp nước:

⇒ Quang Trung là vị vua có tư tưởng tiến bộ

4. Nghệ thuật

- Cách nói sùng cổ

- Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luân chặt chẽ, khúc chiết đủ lí đủ tình

III. Kết bài

- Khái quát lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Tác phẩm thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung và triều đình Tây Sơn trong việc cầu hiền tài phục vục ho sự nghiệp dựng nước