Đề bài: Phân tích tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn.

Cách mở bài 1

Lỗ Tấn một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc. Ông chủ trương lấy tác phẩm của mình để chữa trị căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Thuốc là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, được sáng tác năm 1919 khi cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ.

Cách mở bài 2

Nhà văn người Nga Fa-đê-ép đã từng nhận xét: “Lỗ Tấn là một danh thủ truyện ngắn thế giới… Ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không thể bắt chước được”. Nhận xét ấy quả không sai khi nói về những sáng tác của Lỗ tấn. “Thuốc” là một trong những câu chuyện hay nhất của ông, ra đời giữa cơn bão táp của phong trào Ngũ Tứ do học sinh Bắc Kinh phát động mở đầu cuộc vận động cứu đất nước Trung Hoa khỏi bị diệt vong.

Cách mở bài 3

Truyện ngắn “Thuốc” sáng tác năm 1919 là tác phẩm thể hiện khá rõ những băn khoăn, day dứt của Lỗ Tấn trước những vấn đề quan trọng của xã hội Trung Quốc đương thời. Tác giả phê phán sự lạc hậu, mê muội đáng thương của số đông dân chúng và thái độ xa rời thực tế xa rời quần chúng của những người khởi xướng và tham gia cuộc cách mạng Ngũ Tứ lúc bấy giờ. Đồng thời ông cũng gửi gắm trong truyện niềm hi vọng vào tương lai Trung Quốc sẽ có một cuộc cách mạng triệt để của quần chúng và vì quần chúng. Bối cảnh của truyện là xã hội tăm tối, ngột ngạt dưới ách thống trị của triều đình Mãn Thanh trước khi nổ ra phong trào cách mạng Ngũ Tứ – sự kiện mở đầu cho lịch sử Trung Quốc hiện đại.

Cách mở bài 4

Người nổi tiếng bởi quan điểm: "Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần" không ai khác chính là Lỗ Tấn. Là một nhà thơ tiên phong và là tấm gương noi theo của nhiều thế hệ, Lỗ Tấn đã có sự nghiệp văn nghệ không nhỏ. Ông là người đã khai sinh ra nền văn học cách mạng Trung Quốc. Với phong cách trong nóng ngoài lạnh, các tác phẩm của ông đều để lại những bài học sâu sắc. Và trong đó là " Thuốc".

Cách mở bài 5

Quách Mạc Nhược đã từng nhận xét rằng: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”. Quả thật tài năng của Lỗ Tấn thật đáng để người đời sau phải học tập và noi theo. Lỗ Tấn (1881-1936), ông là một người có tài có đức. Trong cuộc sống ông chứng kiến nhiều người mắc bệnh mà không qua khỏi nên ông quyết định học ngành y, học về thuốc để chữa trị cho những người không may đó. Thế nhưng khi ông đang học y bên Nhật thì xem được phim người Trung Quốc đua nhau đi xem người Nhật chém đầu một người Trung Quốc chống Nhật. Ông nghĩ rằng chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn chữa bệnh thể xác ông quyết định chuyển sang làm văn học để cảnh tỉnh người dân nước mình. “Thuốc” là một tác phẩm, một liều thuốc để ông chữa bệnh tinh thần cho người dân của mình.