1. Tiểu sử
- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ.
- Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn.
- Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
- Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
- Ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam.
- Ông cũng là người dẫn chương trình của chương trình Vui – Khỏe – Có ích trên kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam những năm đầu lên sóng.
Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi.
2. Sự nghiệp sáng tác
- Những đóng góp chủ yếu của ông cho văn học là tác phẩm thơ.
- Phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ.
- Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc.
- Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”.
- Những tập thơ chính:
+ Vầng trăng quầng lửa (thơ; 1970)
+ Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
+ Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
+ Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
- Phạm Tiến Duật được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ” và “ngọn lửa đèn” của 1 thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của cả một sư đoàn”.