Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn
Câu 1 (trang 206 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tâp 1 có:
- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
- Miêu tả trong văn tự sự
- Sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự
Câu 2 (trang 206 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
- Miêu tả giúp bài văn thuyết minh trở nên sinh động, cụ thể, hấp dẫn
- Miêu tả làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng
Câu 3 (trang 206 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự khác với văn bản miêu tả, tự sự:
- Thuyết minh chủ yếu sử dụng các phương pháp khoa học (sử dụng thuật ngữ, các số liệu cụ thể, ngôn từ đơn nghĩa) đảm bảo tính khách quan, khoa học
+ Miêu tả, tự sự lại chủ yếu sử dụng các phương pháp nghệ thuật như hư cấu, tưởng tượng, so sánh, phóng đại…
+ Miêu tả, tự sự trong văn bản thuyết minh chỉ là những yếu tố xuất hiện đơn lẻ, là yếu tố thêm vào giúp cho văn bản sinh động hơn
Câu 4 (trang 206 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Nội dung chính của văn bản tự sự là kể chuyện (hay trần thuật), bao gồm các yếu tố: các sự kiện, nhân vật, người kể chuyện. Bên cạnh đó còn có miêu tả, nghị luận.
– Miêu tả nội tâm trong văn tự sự làm cho những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật bộc lộ ra ngoài.
– Nghị luận trong văn bản tự sự vừa có thể bộc lộ tính cách, vừa thấy được quan điểm, thái độ đánh giá của tác giả đối với sự việc ấy.
Các ví dụ:
Đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đoạn văn tự sự dùng yếu tố nghị luận:
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì cũng thành đường thôi”.
(Cố hương – Lỗ Tấn)
Đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận:
“Thứ suy rộng ra và chua chắn nhận ra rằng cái sự buồn cười ấy là bất thương, chẳng riêng gì nhà ý mà có lẽ chung cho khắp mọi nơi. Bao giờ và ở đâu cũng thế thôi. Thằng nào chịu khổ quen rồi thì cứ mà chịu mãi đi! Mà thương những kẻ ăn nhiều nhất, hưởng nhiều nhất thì lại chính là những kẻ không cần ăn một tí nào hoặc không đáng hưởng một ly nào”.
(Sống mòn, Nam Cao)
Câu 5 (trang 206 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Đối thoại: là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hay nhiều người.
Vai trò: làm cho câu chuyện sống động như trong cuộc sống.
Ví dụ:
Mẹ tôi nói:
– Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường.
– Vâng.
(Cố hương – Lỗ Tấn)
– Độc thoại: là lời nói không nhằm vào ai đó hoặc nói với chính mình. (phái trước có dấu ghạch đầu dòng).
Vai trò: bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật.
Ví dụ:
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà nắng gớm, về nào….
(Làng – Kim Lân)
– Độc thoại nội tâm: là lời độc thoại không cất lên thành lời (không có dấu ghạch đầu dòng).
Vai trò: dễ đi sâu vào việc khám phá nội tâm nhân vật.
Ví dụ:
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng – Kim Lân)
Câu 6 (trang 205 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Đoạn văn tự sự kể theo ngôi thứ ba:
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
…
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
(Làng- Kim Lân)
Người kể chuyện giấu mặt, không tham dự vào câu chuyện.
Đoạn văn tự sự kể theo ngôi thứ nhất:
Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy… đôi mắt của anh.
(Chiếc lược ngà)
– Vai trò kể theo ngôi thứ nhất: sự kiện, nhân vật được nhìn dưới mắt nhân vật tôi với những nhận xát, cảm xúc chủ quan nên sinh động nhưng cũng có thể phiến diện, một chiều trong cách nhìn, đánh giá.
– Vai trò của người kể theo ngôi thứ ba: tất cả được đánh giá theo điểm nhìn của tác giả. Tuy nhiên, đối với một số tác phẩm hiện đại, người kể chuyện có thể đứng ở nhiều điểm nhìn, do đó sự kiện, nhân vật hiện lên ở nhiều chiều, nhiều cách đánh giá.